Khác với tình trạng tiểu buốt, tiểu khó, nếu một ngày bạn gặp phải dấu hiệu tiểu kèm máu thì cần hết sức thận trọng. Bởi nó có thể đến từ các nguyên nhân bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Vì thế, trong nội dung bài viết chia sẻ hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc: đi tiểu ra máu là bệnh gì? khắc phục thế nào hiệu quả bảo vệ sức khỏe bản thân.
Nội dung chuyên môn được tham vấn bởi Thạc sĩ. Bác sĩ Chuyên khoa Nam học – Ngoại tiết niệu với hơn 30 năm kinh nghiệm về thăm khám và điều trị bệnh nam khoa, tiết niệu sinh dục, từng tu nghiệp tại Pháp, giữ vị trí phó chủ nhiệm khoa tại bệnh viện Việt Đức.
Nhận Biết Tiểu Ra Máu
Đi tiểu ra máu là hiện tượng bất thường của hệ bài tiết, khi bị tiểu ra máu, người bệnh thấy nước tiểu sẽ chuyển từ màu trong, vàng nhạt sang màu ghỉ sắt hoặc màu hồng, màu nâu đỏ lẫn trong nước tiểu, thậm chí có cả tia máu trong nước tiểu.
Tiểu ra máu có hai loại chính là tiểu máu đại thể và tiểu ra máu vi thể.
- Tiểu ra máu đại thể (dễ nhận biết bằng mắt thường): là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu nhiều nên nhìn bằng mắt thường có thể thấy nước tiểu màu đỏ hoặc vàng sậm, thậm chí có thể thấy cục máu đông, tia máu theo nước tiểu.
- Tiểu máu vi thể (khó nhận biết bằng mắt thường): là khi lượng hồng cầu trong nước tiểu ít, không đủ để làm đổi màu nước tiểu nên chỉ được xác định khi quan sát dưới kính hiển vi hoặc làm xét nghiệm.
ở hầu hết các trường hợp tiểu ra máu đều do bệnh lý nguy hiểm gây đến sức khỏe mà mọi người tuyệt đối không nên chủ quan.
Khoảng 90% nguyên nhân tiểu ra máu do bệnh lý
Trong khoảng 5-10% trường hợp đái ra máu do một số vấn đề về tai nạn, va chạm hay vận động mạnh như chơi các bộ môn thể thao diễn ra tại khu vực thận, bàng quang, vùng thắt lưng, vùng chậu. Mặc dù vậy nếu tổn thương ở mức độ nhẹ thì vẫn có khả năng hồi phục nhanh sau 1-2 ngày.
Tuy nhiên, trong trường hợp tiểu ra máu kéo dài, đặc biệt khi kèm theo các dấu hiệu khác như: tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu đau, đau khi quan hệ tình dục,…Những dấu hiệu này điển hình của những bệnh lý sau đây:
- Do bệnh lý xảy ra tại bàng quang
+ Viêm bàng quang: Tác nhân gây bệnh thường do vi khuẩn E.coli gây nên. Biểu hiện điển hình khi mắc bệnh là tình trạng tiểu khó, tiểu nhiều lần, thường xuyên buồn tiểu, mắc tiểu, không thể nhịn tiểu; quan sát nước tiểu đục, thậm chí mức độ nặng sẽ thấy tiểu lẫn máu.
+ Sỏi bàng quang: sỏi được hình thành bởi sự tích tụ các khoáng chất lâu ngày, Sỏi bàng quang thường có hình tròn, chiếm khoảng 1/3 số ca sỏi đường tiết niệu. Bệnh xuất hiện với nhiều dấu hiệu khác nhau, trong đó có dấu hiệu tiểu ra máu, nước tiểu sậm; kèm theo đau buốt khi đi tiểu, tiểu khó, tiểu gián đoạn thậm chí bí tiểu…
Biến chứng: Viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm mãn tính, từ đó có thể gây teo bàng quang hoặc rò bàng quang do lượng nước tiểu thay đổi liên tục. Sỏi bàng quang còn có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm là viêm thận do nhiễm khuẩn ngược dòng và suy thận.
- Do bệnh lý tại Thận
Là nguyên nhân phổ biến, vì thận là nơi lọc và bài tiết nước tiểu. Vì thế, đa phần các trường hợp tiểu ra máu đều cần phải kiểm tra chức năng của thận. Một số bệnh lý phổ biến tại thận như sau:
+ Sỏi thận: Sỏi thận hay còn gọi là sạn thận, bệnh xảy ra khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, bàng quang, niệu quản… thành những tinh thể rắn, hay gặp hơn cả là tinh thể Calci. Kích thước của sỏi có thể lên tới vài cm. Sỏi thận được hình thành khi lượng nước tiểu giảm và nồng độ chất khoáng trong thận tăng cao. Khi có một trong hai hoặc cả hai hiện tượng trên kéo dài trong nhiều ngày sẽ có nguy cơ hình thành sỏi thận. Bệnh xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau, trong đó phổ biến có dấu hiệu tiểu ra máu, đau vùng lưng, mạn sườn dưới; tiểu rắt, tiểu són, cảm giác ớn lạnh, có sốt…
+ Viêm bể thận cấp: là tình trạng viêm nhiễm tại hệ tiết niệu trên, gồm có nhiễm khuẩn cấp tính đài bể thận, bể thận, niệu quản và các nhu mô thận. Triệu chứng của bệnh thường là tiểu buốt-tát, bụng chướng, cơ thể mệt mỏi; rặn tiểu, tiểu ra máu, đau bụng và lưng dưới…
+ Lao thận: bệnh thường khó phát hiện bởi tiểu ra máu thường xuất hiện dưới dạng vi thể, phải soi kính hiển vi hoặc xét nghiệm mới có thể nhận biết được. Triệu chứng mắc bệnh này khá đặc trưng đó là máu khi đi tiểu thường ở cuối bãi, tiểu són, dắt, có mủ, đi xong có cảm giác đau. Khi khám xét nghiệm nước tiểu sẽ thấy trực khuẩn lao hiện diện.
Biến chứng: Những tổn thương tại thận sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ bài tiết, nguy cơ viêm bể thận, biến chứng nhiễm khuẩn huyết, suy thận mãn tính.
- Mắc bệnh ung thư
+ Ung thư tuyến tiền liệt: là bệnh lý nguy hiểm, thường là biến chứng của các bệnh viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt không được hỗ trợ điều trị dứt điểm gây nên. Biểu hiện của bệnh khá nghèo nàn, đa phần nam giới có thể mắc phải căn bệnh này khi tuyến tiền liệt có xuất hiện khối u ác tính tác động làm thương tổn nghiêm trọng đến các bộ phận trong cơ thể và xuất hiện tình trạng tiểu ra máu. Bệnh lý này nếu như không sớm thăm khám và khắc phục sẽ rất nguy hiểm tới tính mạng người bệnh.
Một Số Xét Nghiệm Chẩn Đoán
Để chẩn đoán chính xác tiểu ra máu do nguyên nhân nào, bác sĩ cần thực hiện một số xét nghiệm cơ bản như:
- Xét nghiệm nước tiểu 10 thông số
- Thực hiện cấy vi khuẩn
- Siêu âm hệ tiết niệu
- Nội soi bàng quang
Ngoài ra, tùy từng tình trạng sức khỏe mỗi người mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác trong chẩn đoán và hỗ trợ điều trị.
Hỗ Trợ Điều Trị Tiểu Ra Máu Chuyên Gia Nhà Hộ Sinh A
Để khắc phục tiểu ra máu cần tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe cụ thể của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp khắc phục hiệu quả. Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về khắc phục bệnh tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, tại Nhà Hộ Sinh A đã và đang thăm khám, khắc phục đi tiểu ra máu hiệu quả cho hơn 2000 bệnh nhân, đạt được hiệu quả cao, rút ngắn thời gian hỗ trợ điều trị đồng thời tiết kiệm chi phí cho người bệnh, cụ thể phương pháp như sau:
Thuốc chuyên khoa tây y: bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Tây y chuyên khoa phù hợp để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, chủ yếu là thuốc kháng sinh qua đường uống, đường tiêm tại chỗ hoặc nếu bệnh đã nặng thì cần phải chuyển sang thuốc đường tiêm bắp hoặc đường tĩnh mạch. Đối với nhiều loại bệnh viêm nhiễm kèm theo các bệnh viêm nhiễm khác thì bác sĩ cần sử dụng kháng sinh phối hợp.
Hỗ trợ điều trị ngoại khoa: thường áp dụng với sỏi bàng quang, sỏi thận…. đối với những sỏi có kích thước nhỏ <5mm và không gây biến chứng giãn hệ tiết niệu thì bệnh nhân được hỗ trợ điều trị dùng thuốc bảo tồn. Trong một số ít trường hợp có thể dùng nhóm thuốc để hỗ trợ tán sỏi. Nhưng, đối với những sỏi lớn cần phải can thiệp ngoại khoa mổ hở hoặc mổ nội soi qua da tán sỏi.
Phương pháp tăng cường miễn dịch: Thuốc do bác sĩ chuyên khoa y học cổ truyền hơn 20 năm kinh nghiệm trực tiếp kê đơn và chỉ định liều lượng, có tác dụng thanh lọc cơ thể, nâng cao thể trạng, thanh lọc cơ thể, mát gan, lợi tiểu,…nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
CHÚ Ý: người bệnh cần phải kiên trì hỗ trợ điều trị, sử dụng thuốc đúng thời gian và liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không bỏ dở liệu trình hỗ trợ điều trị khi thấy bệnh thuyên giảm. Bên cạnh đó, chế độ nghỉ ngơi, chế độ dinh dưỡng khoa học cũng vô cùng quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Nhà Hộ Sinh A – trực thuộc quản lý của Sở Y tế chuyên khoa sức khỏe sinh sản, thăm khám và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh đường tiết niệu, loại bỏ tiểu ra máu. Nhà Hộ Sinh A với thế mạnh:
- Cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế hiện đại mang tầm vóc quốc tế
- Đội ngũ thạc sĩ, bác sĩ đầu ngành trực tiếp thăm khám và hỗ trợ điều trị
- Thủ tục khám bệnh nhanh chóng, chi phí niêm yết công khai phù hợp với quy định của Bộ Y tế.
- Nhiều gói khám ưu đãi hỗ trợ kinh phí cho người bệnh
Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ 085 825 3636 để được tư vấn và giải đáp miễn phí.